Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều thứ đang dần thay đổi, các mối quan hệ cũng trở nên phức tạp hơn thì hai từ “tử tế” càng được nhiều người quan tâm. Nó được xem là nét đẹp trong cách sống của mỗi người và là thước đo chuẩn mực của đạo đức. Xã hội càng có nhiều người tử tế thì sẽ càng trở nên văn minh và lành mạnh. Vậy tử tế là gì?
1. Tìm hiểu tử tế là gì?
Xét theo nghĩa từng từ, chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường, thực tế. Khi 2 chữ này kết hợp với nhau mang ý nghĩa là cẩn thận, chăm chút từng việc nhỏ bé nhất.
Như vậy, tử tế chính là sự cẩn thận, thận trọng, kỹ lưỡng và chu đáo trong cách sống, trong công việc và lối sống của mỗi người. Người tử tế là một người có lòng nhân ái, tôn trọng chính bản thân và tôn trọng những người xung quanh. Người tử tế cũng chính là người có thái độ sống bao dung, dễ hòa hợp với cộng đồng, đề cao đạo đức, lịch thiệp và rất nhã nhặn.
Có thể thấy, sự tử tế chính là một âm thanh dịu êm nhất của lòng nhân ái. Sự tử tế của một người có thể làm cho những người xung quanh cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Không những vậy sự tử tế còn làm cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp, xã hội càng thêm văn minh và tiến hộ. Đây là một lối sống nhân nhân văn cao đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Nhờ việc sống tử tế mà con người biết được cách đồng cảm, yêu thương và chia sẻ với nhau nhiều hơn.
2. Sự tử tế có sức mạnh như thế nào trong cuộc sống?
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì sống tử tế với chính mình và với những người xung quanh luôn là một lối sống được đặt lên hàng đầu.
Những lời nói tốt đẹp có lẽ rất ngắn nhưng sự vang vọng của chúng là vô tận mãi mãi. Chỉ cần mỗi người đều đối xử với nhau một cách tử tế thì chắc chắn xã hội sẽ phát triển mạnh, vấn đề đạo đức được nâng cao. Đặc biệt là tình yêu được lan tỏa, pháp luật được mọi người tôn trọng, thế giới cũng không còn chiến tranh nữa.
Bạn có thể đạt được rất nhiều thứ trong cuộc sống nếu bạn biết cho đi những điều người khác cần. Sự tử tế sẽ giúp bạn nhận thức hành động của bản thân, đồng thời giúp bạn kiểm soát được những hành động đó. Nó còn giúp bạn có được cái nhìn khái quát hơn về xã hội, cũng như có được cách đối nhân xử thế tốt nhất.
Chính vì vậy, bạn hãy học cách cống hiến nhiều hơn hưởng thụ, học cách cho đi nhiều hơn nhận để làm đẹp cuộc sống của chính bạn.
3. Sự tử tế được lan tỏa như thế nào?
Như vậy chúng ta đã biết tử tế là gì? cũng như biết được sức mạnh của sự tử tế trong cuộc sống. Vậy sự tử tế được lan tỏa như thế nào trong cuộc sống?
Lan tỏa sự tử tế trong cuộc sống được bắt đầu từ việc giáo dục, bởi chúng cần được rèn luyện cũng như thực hành từ ý thức mỗi cá nhân. Mỗi người đều sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau và sự tử tế cũng là một lựa chọn.
Trước tiên là giáo dục từ gia đình – chiếc nôi hình thành nhân cách của mọi người. Kế đến là thực hành ở trường lớp – nơi để ta hoàn thiện nhân cách của bản thân. Cuối cùng chính là xã hội – nơi chúng ta thể hiện sự tử tế của bản thân với mọi người.
Sự tử tế thực chất bắt nguồn từ trong tâm của mỗi con người. Bạn có một trái tim tử tế thì lời nói, thái độ và hành động của bạn mới tử tế được. Sự tử tế này cần được rèn dũa từ trong ý thức mỗi người. Ý thức vững chắc thì sự tử tế của bạn mới không bị thay đổi. Vì đôi khi những tác động từ môi trường bên ngoài sẽ khiến bạn có những phản ứng tiêu cực và có những hành động xấu.
Giống như những bông hoa được trồng trong vườn, sự tử tế sẽ tôn lên vẻ đẹp đạo đức và nhân cách của con người. Hãy luôn sống một cách tử tế với chính mình, sau đó là người ngoài dẫu cho bạn chưa nhận lại được điều mình mong muốn. Hãy luôn cho đi để có thể nhận lại, hãy cống hiến nhiều hơn sự hưởng thụ bởi vì lợi ích luôn là cái đến cuối cùng của những hành động hữu ích.
4. Để trở thành người tử tế thì cần phải làm gì?
Muốn trở thành một người tử tế không phải là chuyện dễ dàng. Bạn cần phải thật sự nỗ lực thay đổi nhận thức để có thể trở thành người tử tế như mong muốn. Thói quen tử tế được hình thành từ những hành động nhỏ, vậy nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến hành động của bản thân như.
4.1 Hành động với mục đích tốt
Học cách hành động với mục đích tốt sẽ làm bạn thay đổi tâm lý và tạo ra được nhiều hành động tốt hơn. Khi đã nhận thức được mục đích tốt thì hành động của bạn cũng sẽ có ý nghĩa hơn với những người xung quanh.
4.2 Nhìn nhận người khác một cách lạc quan
Việc trở thành một người tử tế sẽ dễ dàng hơn khi bạn biết cách cảm thông với những việc người khác đã trải qua. Hãy cố gắng đặt bản thân vào vị trí của người đó, đồng thời suy nghĩ và làm điều tốt nhất mà bạn nghĩ là họ cần.
4.3 Học cách bình tĩnh khi giận dữ
Sự tử tế được thực hiện thông qua những hành động tích cực. Thế nhưng bạn có biết ngoài hành động, cảm xúc của bản thân cũng ảnh hưởng đến sự tử tế. Khi bạn cảm thấy giận dữ hay nản lòng thì bản thân bạn có thể làm ra những hành động tiêu cực khác. Vì vậy bạn hãy cố gắng dừng lại và lấy lại bình tĩnh ngay khi cảm thấy tức giận.
4.4 Chịu trách nhiệm với hành động của bản thân
Nếu chỉ biết chối bỏ trách nhiệm của bản thân hoặc luôn tìm cách bào chữa cho những việc làm sai trái của mình, thì bạn đang được đánh giá là một người ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, sự tử tế cũng sẽ theo đó mà biến mất. Chính vì thế, học cách sống tử tế là hãy biết sống có trách nhiệm với hành động của mình.
4.5 Hãy nhớ “lúa chín cúi đầu, sông sâu tĩnh lặng”
Dù bạn có tài giỏi hay quyền lực đến đâu thì cũng không được xem nhẹ người khác. Cuộc sống này rất muôn màu, ai cũng có một điểm mạnh và bất cứ lúc nào cũng có thể đạt được thành công riêng. Việc của bạn lúc này chính là quan sát và học hỏi những ưu điểm đó từ họ để bản thân tiến bộ thêm chứ không phải là ngày ngày tỏ vẻ hơn người.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu tử tế là gì? cũng như cách để trở thành một người tử tế. Nên nhớ tử tế là một yếu tố cần thiết không thể thiếu trong nhân cách mỗi ngày. Học cách sống tử tế với mọi người, với xã hội để nhận về những điều tốt từ chính cuộc sống bạn nhé!
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet