Sự phát triển của mạng xã hội kéo theo sự ra đời của rất nhiều nét văn hóa mới và những từ ngữ mới, một trong số đó chính là Wibu. Với những người hâm mộ văn hóa Nhật Bản, Wibu đã trở nên vô cùng thân thuộc. Thế nhưng liệu có phải ai cũng biết Wibu là gì và ý nghĩa của nó?
1. Wibu là gì và nguồn gốc ra đời
Wibu thực chất là cách viết Việt hóa của từ “weeaboo” – một từ lóng tiếng Anh thường được dùng để chỉ trích những người cuồng nhiệt văn hóa Nhật Bản một cách tiêu cực đến mức gây nên phiền hà cho người khác. Ngày nay, Wibu còn được giới trẻ dùng để ám chỉ những người không hiểu về văn hóa Nhật hay nước Nhật nhưng lại thích ra vẻ thể hiện.
Thực chất Wibu có tiền thân là từ “Wapanese” – một từ được xuất hiện từ đầu thập niên 2000 để công kích những người đánh giá cao văn hóa đại chúng Nhật Bản. Thuật ngữ này bắt nguồn từ những người da trắng bị ám ảnh nền văn hóa Nhật, đặc biệt với truyện tranh manga và hoạt hình anime.
“Wapanese” bắt đầu xuất hiện với tần suất cao hơn từ cuối năm 2003 trên diễn đàn 4chan (một diễn đàn hình ảnh mà ở đó người đăng thường sử dụng hình thức ẩn danh). Đến giữa năm 2005, nhiều người lạm dụng “Wapanese” dẫn đến những người kiểm duyệt phải can thiệp, thay thế từ này bằng “weeaboo”, viết tắt là “Weeb”.
2. Dấu hiệu nhận biết Wibu – những người cuồng văn hóa Nhật quá mức
Wibu không sử dụng để lên án và chỉ trích những người yêu thích văn hóa Nhật. Wibu chỉ dùng để nói về một nhóm người cuồng quá mức, những người này thường có một số biểu hiện như sau:
2.1 Đam mê văn hóa Nhật quá mức
Những Wibu thường tôn sùng, cảm thấy văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa hoàn mỹ nhất, thậm chí có thể cao quý hơn nền văn hóa bản địa của họ. Họ cũng sẵn sàng bỏ đi văn hóa bản địa để tiếp thu nền văn hóa Nhật mà họ yêu thích.
Wibu cũng thường thể hiện mình yêu và biết về nước Nhật rất rõ. Thế nhưng có thể những thứ họ biết chỉ là qua hoạt hình và truyện tranh, như bề nổi của tảng băng trôi.
2.2 Đam mê phim Nhật, đặc biệt là Anime
Wibu thường đam mê phim Nhật đến mức có thể “cày” từ ngày này qua ngày khác, mọi lúc mọi nơi, không nỡ rời mắt một phút giây nào. Hơn nữa, Wibu còn thường có thái độ bênh vực phim Nhật thái quá, bất cứ bộ phim nào cũng khen và có thái độ gắt với những ai chê phim.
2.3 Có hành động giống trong phim
Phim và hiện thực luôn là hai khái niệm rạch ròi, thế nhưng những Wibu thường quá đắm chìm trong thế giới phim ảnh. Họ hành động giống như trong phim, có lời ăn tiếng nói giống những nhân vật họ yêu thích, thậm chí là cosplay quá lố trong những ngày bình thường.
2.4 Thích sử dụng tiếng Nhật
Những Wibu thường xuyên sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng, thậm chí có thể sử dụng sai. Mặc dù, ngoại ngữ còn hạn chế nhưng Wibu lại rất thích sử dụng, thậm chí vài câu tiếng mẹ đẻ lại chèn thêm vài câu tiếng Nhật khiến người xung quanh cảm thấy khó hiểu.
3. Wibu nghĩa là gì trên Facebook? Liệu chúng ta đã sử dụng đúng khái niệm Wibu?
Wibu là một cụm từ được giới trẻ sử dụng rất nhiều trên Facebook, và định nghĩa Wibu là gì trên Facebook cũng giống như những định nghĩa khác.
Wibu được dùng để chỉ những người phát cuồng về văn hóa Nhật, trên Facebook họ dễ trở thành những “anh hùng bàn phím” để nói về văn hóa Nhật, mặc dù những hiểu biết đó có thể chưa đúng. Tuy nhiên, việc hiểu đúng khái niệm Wibu là gì cũng vô cùng quan trọng để có thể đánh giá đúng về con người ở Facebook hay ở các trang mạng xã hội khác.
Có nhiều cá nhân chỉ vô tình khen ngợi hoặc tôn vinh một điều gì đó trong văn hóa Nhật sẽ ngay lập tức bị gán mác là Wibu. Thế nhưng, khen ngợi không hẳn là cuồng, đây có thể là sự tiếp nhận, đón nhận những điều tốt từ những nền văn hóa khác.
Bản chất của Wibu là một từ mang khái niệm mỉa mai, chỉ trích. Do đó việc sử dụng khái niệm Wibu không đúng chỗ có thể gây tiếng xấu cho những người yêu thích nền văn hóa Nhật Bản.
4. Wibu và Otaku liệu có giống nhau?
Wibu và Otaku là hai khái niệm cho đến nay nhiều người vẫn thường xuyên nhầm lẫn. Thực ra do sự phát triển vượt bậc của văn hóa 2D Nhật Bản như manga và anime đã khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng hai khái niệm này giống nhau.
Thực chất Wibu chỉ những người nước ngoài phát cuồng và tôn thờ văn hóa Nhật Bản quá lố theo nghĩa “Wibu never die”. Nhóm người này sẽ thường có hành vi lố lăng dẫn đến những hành động không đúng với chuẩn mực xã hội. Otaku cũng chỉ những người đam mê văn hóa Nhật, thế nhưng từ này có ý nghĩa nhẹ nhàng hơn Wibu.
Otaku chỉ những người Nhật phát cuồng với thế giới anime hay manga. Họ phải là những người thực sự có đam mê và dành thời gian tìm hiểu kỹ về thế giới mà họ yêu thích. Tại Nhật Bản, Otaku cũng mang một số ý nghĩa tiêu cực và kỳ thị, tuy nhiên ở những nước khác thì Otaku lại mang ý nghĩa tích cực và được tôn trọng hơn rất nhiều.
Từ khái niệm Wibu là gì mong rằng sẽ giúp bạn hiểu và có cách sử dụng từ đúng đắn để tránh gây ra những bất đồng không đáng có. Ngoài ra, Wibu cũng giúp bạn có những hành động chuẩn mực hơn, yêu thích văn hóa không bao giờ là sai nếu như bạn có sự tìm hiểu kỹ và ứng xử phù hợp trong xã hội.
Nguồn ảnh: Internet