Biết ơn chính là chìa khóa của cuộc sống hạnh phúc. Lòng biết ơn giúp con người hướng đến lối sống nghĩa tình, yêu thương. Đây vốn là truyền thống quý báu được lưu truyền từ bao thế hệ. Thế nhưng, cho đến hiện tại vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ biết ơn là gì và ý nghĩa của sự biết ơn.
1. Lòng biết ơn là gì? Biết ơn tiếng Anh là gì? Đồng nghĩa và trái nghĩa của biết ơn
Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, trân trọng tình cảm mà những người khác đã mang đến cho mình. Đây là một cảm xúc tích cực cho thấy sự ghi nhận và đánh giá cao, liên quan đến một số lợi ích về sức khỏe tinh thần và thể chất.
Khi bạn cảm thấy biết ơn, bạn sẽ cảm thấy cảm kích một điều gì đó hoặc mang ơn ai đó trong cuộc sống, và bạn sẽ đáp lại bằng tấm lòng bao dung, ấm áp hay thể hiện những hành động tử tế khác. Ví dụ: Sau khi làm việc với tư cách là bác sĩ ở các vùng của châu Phi, tôi cảm thấy mình nên dành sự tôn trọng và biết ơn đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà chúng ta nhận được trong quốc gia của mình.
Nhà nghiên cứu Lúzie Fofonka từng giải thích rằng: “Suy cho cùng, lòng biết ơn bắt nguồn từ sự công nhận rằng có điều gì đó tốt đẹp đã xảy ra với bạn, kèm theo sự đánh giá rằng ai đó, cho dù là cá nhân khác hay một nguồn vô tính, chẳng hạn như thiên nhiên hay một thực thể thần thánh, phải chịu trách nhiệm về điều đó”.
Trong tiếng Anh, lòng biết ơn được dịch là Gratitude, Gratefulness, Appreciation… Ví dụ: Being grateful to your parents, teachers and those who help you is a good tradition of the Vietnamese people for generations. (Biết ơn cha mẹ, thầy cô và những người giúp đỡ mình là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của người Việt.)
Đồng nghĩa với lòng biết ơn là: Nhớ ơn, cảm ơn, đội ơn, tạ ơn, ghi ơn, mang ơn, cảm kích, trân trọng, tri ân, đánh giá cao… Và trái nghĩa với lòng biết ơn chính là bội bạc, vô ơn, vong ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát…
2. Ý nghĩa của biết ơn là gì?
Lòng biết ơn là nghĩa ᴄử ᴄao đẹp và quý báu ᴄủa ᴄon người Việt Nam từ xưa đến nay, và nó được xem là phẩm ᴄhất đạo đứᴄ ᴄần ᴄó ở mỗi người, giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống biết yêu thương, chia sẻ và gắn kết tình người với nhau.
Chúng ta có thể sử dụng lòng biết ơn để hình thành các mối quan hệ xã hội mới hoặc để củng cố những mối quan hệ hiện tại, từ đó thúᴄ đẩу tinh thần tương thân tương ái trong ᴄộng đồng. Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn giúp bản thân chúng ta trở nên tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Lòng biết ơn không chỉ dành cho những dịp trọng đại, bạn hoàn toàn có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình ngay trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như sau khi được thăng chức trong công việc bạn có thể bày tỏ sự biết ơn với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ mình bằng những lời cảm ơn, hay bằng những bữa ăn uống…
3. Những lợi ích kỳ diệu từ lòng biết ơn trong cuộc sống
Lòng biết ơn có thể có tác động tích cực đáng kể đến sức khỏe thể chất và tâm lý của chúng ta. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số lợi ích mà chúng ta sẽ đạt được khi thể hiện lòng biết ơn:
- Ngủ ngon hơn
- Khả năng miễn dịch tốt hơn
- Lòng tự trọng cao hơn
- Giảm căng thẳng
- Hạ huyết áp
- Bớt lo âu và trầm cảm
- Mối quan hệ bền chặt hơn
- Mức độ lạc quan cao hơn
Nghiên cứu cũng cho thấy những người có xu hướng biết ơn nhiều hơn cũng có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi nâng cao sức khỏe bao gồm tập thể dục, làm theo khuyến nghị của bác sĩ và gắn bó với lối sống lành mạnh.
Theo nhà tâm lý học Robert Emmons, lòng biết ơn sẽ góp phần ngăn chặn những cảm xúc độc hại, chẳng hạn như ghen tị, phẫn uất, hối hận và trầm cảm, những thứ có thể phá hủy hạnh phúc của chúng ta.
Bên cạnh đó, việc thể hiện sự biết ơn đối với cuộc sống và những người xung quanh có thể giúp cải thiện chất lượng và sự hài lòng trong các mối quan hệ của bạn.
4. Làm thế nào để rèn luyện lòng biết ơn?
Con người sinh ra đã cảm thấy thân thiết với những sự vật mang đến cho mình cảm giác tốt, từ cảm giác đó đó lòng biết ơn đươc sinh ra. Tuy nhiên để lòng biết ơn trở thành cảm giác sâu sắc đem lại hạnh phúc chân thật cho con người thì việc cần làm là rèn luyện nó thường xuyên. Việc thực hành rèn luyện lòng biết ơn không hề khó khăn hay đòi hỏi bất kỳ công cụ đào tạo đặc biệt nào. Điều quan trọng là khi bạn thực hành càng thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy bản thân trở nên tốt hơn và luôn đặt mình vào trạng thái biết ơn cuộc đời.
Dưới đây là 5 cách để bạn có thể rèn luyện lòng biết ơn của mình.
4.1. Quan sát và nhớ lại những khoảnh khắc cần biết ơn
Hãy thiết lập thói quen nhắc nhở bản thân nhớ đến những cảm xúc tốt, món quà, đặc ân, lợi ích và những điều tốt đẹp mà bạn tận hưởng hàng ngày.
4.2. Lưu trữ những điều cần biết ơn
Hãy tạo thói quen viết một nhật ký về những điều bản thân cảm thấy cần biết ơn, nơi bạn ghi chép một vài điều bản thân biết ơn mỗi ngày. Việc nhìn lại những ghi chép này có thể giúp ích khi bạn đang đấu tranh để cảm thấy biết ơn.
4.3. Tạo ra các nghi thức biết ơn
Bất kể bạn bận rộn thế nào, hãy tạm ngưng một chút để ghi nhớ và cảm ơn điều gì đó, chúng có thể giúp bạn cảm thấy biết ơn nhiều hơn. Đó có thể là thiền, cầu nguyện hoặc “câu thần chú” nào đó, chúng đều là những nghi thức có thể gợi nhớ về lòng biết ơn.
4.4. Nói lời cảm ơn
Một nghiên cứu cho thấy việc bày tỏ lòng biết ơn có thể củng cố các mối quan hệ. Vì vậy, lần tới khi bạn bè, đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình của bạn làm điều gì đó mà bạn biết ơn và đánh giá cao, hãy nhớ nói câu cảm ơn trực tiếp với họ.
4.5. Dùng hành động đáp trả lại lòng biết ơn
Khi cảm thấy biết ơn với những thứ tốt đẹp ‘nhận’ được từ cuộc đời thì ta cần có những hành động đẹp đáp lại ‘cho’ đời. Hãy dùng những hành động mang năng lượng tích cực để bày tỏ ra sự biết ơn của ta đối với cuộc đời. Ví dụ: Khi ta nhận được nụ cười của một người lạ thì ta cũng hãy đáp lại, và ngay cả lúc tâm trạng không tốt, ta cũng hãy mỉm cười với những người xa lạ khác….
5. Những biểu hiện cho thấy bạn là người có lòng biết ơn
Có khi nào bạn thắc mắc lòng biết ơn sẽ trông như thế nào? Làm thế nào để bạn biết liệu bạn có đang trải qua cảm giác biết ơn hay không?
Thông thường, trong cuộc sống chúng ta, việc bày tỏ sự biết ơn và cảm kích với những gì bạn có có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Cùng điểm qua một vài biểu hiện của lòng biết ơn dưới đây để xem bạn đã thực sự biết cách bày tỏ lòng biết ơn chưa nhé!
- Dành vài phút để chiêm nghiệm về những điều trong cuộc sống mà bạn cảm thấy trân trọng.
- Quan sát và ghi nhận vẻ đẹp của những điều kỳ diệu mà bạn gặp phải trong cuộc sống đời thường.
- Biết ơn sức khỏe của chính mình.
- Cảm ơn ai đó về ảnh hưởng tích cực mà họ mang lại cho cuộc sống của bạn.
- Làm điều gì đó chân thành với người khác để thể hiện rằng bạn rất biết ơn họ.
- Thiền định hoặc cầu nguyện về việc cảm ơn.
- Chú ý đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống để tìm kiếm niềm vui và sự bình yên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh giá xu hướng trải nghiệm lòng biết ơn của mình bằng cách đặt ra những câu hỏi cho chính mình như:
- Bạn có thường xuyên trải qua những khoảnh khắc khiến bạn hạnh phúc và biết ơn ai đó hoặc điều gì đó không?
- Bạn có cảm thấy mình có nhiều thứ để biết ơn trong cuộc sống không?
- Khi nhìn ra thế giới, bạn có thể tìm thấy nhiều điều để biết ơn không?
- Bạn có cảm thấy sự trân trọng của bản thân đối với cuộc sống và những người khác ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn già đi không?
- Bạn có đánh giá cao những người xung quanh trong cuộc sống của bạn không?
- Nếu phải lập một danh sách tất cả những điều bạn biết ơn, liệu danh sách đó có dài không?
Nếu trả lời “có” cho hầu hết những câu hỏi này tức là bạn có thể là người rất biết ơn. Ngược lại, nếu câu trả lời đa phần là “không”, hãy dành thời gian nuôi dưỡng và thực hành lòng biết ơn hằng ngày nhé.
Vậy là bạn đã nắm được khái niệm biết ơn là gì và cách thực hiện lòng biết ơn với mọi người và cuộc sống xung quanh. Nên nhớ rằng, nỗ lực để nuôi dưỡng lòng biết ơn chính là điều đáng để bạn thêm vào cuộc sống hàng ngày.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet