Gen Z và các chủ đề liên quan đến thế hệ này thường xuyên xuất hiện trên các trang mạng xã hội thời gian gần đây. Với sự trẻ trung và đầy tính sáng tạo, gen Z tạo ra nhiều dấu ấn riêng biệt cho thế hệ của mình, đặc biệt nhất là việc tạo ra rất nhiều ngôn ngữ mới lạ, điển hình như cụm từ “Lemỏn”.
1. Lemỏn là gì?
Lemỏn là một từ lóng thường được thế hệ gen Z tạo ra và được dùng trên nền tảng mạng xã hội. Đây làm một cách viết teencode vô cùng “hack não” mà dường như nếu bạn không thuộc thế hệ gen Z hoặc không tìm hiểu trước thì khó lòng hiểu được.
Cụm từ “lemỏn” thực chất được bắt nguồn từ tiếng Anh, nhưng nó lại được biến tấu một cách kỳ diệu khi thêm bộ dấu của tiếng Việt vào, sẽ cho ra một từ với ý nghĩa cực kỳ mới lạ.
Chúng ta đều biết “lemon” có nghĩa là quả chanh. Theo tính chất bắc cầu, “lemon” nếu được thêm dấu hỏi sẽ là “chanh” thêm dấu hỏi thành từ “chảnh”.
Lemỏn = lemon + ? = chanh + ? = chảnh
Như vậy, cụm từ “lemỏn” chính là từ ngữ được giới trẻ sử dụng để chỉ về tính cách của một ai đó. Thay vì nói “Cô ấy chảnh quá”, Gen Z sẽ nói “Cô ấy lemỏn quá” cho mới lạ.
Cách sử dụng cụm từ “lemỏn” cũng vô cùng hài hước và phổ biến trong rất nhiều tình huống khác nhau. Chẳng hạn như:
Xin lỗi mọi người, mình đang bận phải ra ngoài liền ngay bây giờ chứ không phải mình lemỏn đâu nhé cả nhà mình.
Nhóm đó toàn những đứa lemỏn thôi!
Ê, tụi mày đã xem Next Top mùa mới chưa, nhà chung được chia làm 2 team là team Sang và team Lemỏn đó.
2. Những cụm từ được thế gen Z sử dụng nhiều nhất
Ngoài từ lemỏn, gen Z còn cho ra đời rất nhiều cụm từ độc lạ. Để tránh tình trạng trở thành người “tối cổ”, bị coi là đã già nua trên các nền tảng mạng xã hội, hãy cập nhật ngay cho mình kho từ vừng gen Z hay dùng nhất hiện nay ngay sau đây nhé!
Mãi mận = mãi mặn mà
Đây là cách nói lái của từ “mặn” trong từ “mặn mà”. Thường được dùng để mô tả vẻ bề ngoài của một người hay một trạng thái, tính chất của sự việc, hiện tượng nói chúng. Đôi khi bạn có thể sử dụng từ “mãi mận” như một lời cảm thán.
Chằm Zn = Trằm Kẽm = Trầm Cảm
Đây là cách nói láy của từ “Trầm” và Zn chính là nguyên tố hóa học kẽm. Vì thế , cụm từ “chằm Zn” thường dùng để biểu đạt cảm xúc bất lực, buồn bã về một vấn đề hay tình huống nào đó.
Khum = Không
Cách biến tấu của từ “không” nhằm giúp cho cuộc trò chuyện trở nên gần gũi, đáng yêu hơn.
U là trời = U is trời = Úi trời
Đây là một từ cảm thán được biến thể từ nguyên mẫu của “úi trời”, thường được sử dụng rất nhiều trong các cuộc hội thoại giữa các bạn trẻ.
Fishu = Fish + u = Cá + u = Cáu
Bigc = Big + c = Bự + c = Bực
Đây đều là những cách ghép câu sử dụng kết hợp cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt để tạo ra một thứ ngôn ngữ khác.
J z tr = Gì vậy trời
Đây là từ viết tắt và cũng là biến thể của cụm từ “gì vậy trời”, thường được giới trẻ sử dụng trong những tình huống bất ngờ hoặc khó hiểu về một sự việc, hiện tượng nào đó.
Ét o ét = SOS
Ét o ét là biến tấu của từ SOS – một từ được dùng để thông báo một tình huống khẩn cấp, cần trợ giúp. Tuy nhiên, khi được Gen Z sử dụng nó lại mang một chút sự hài hước.
Pềct = Perfect = Hoàn hảo
Rếpct = Respect = Bái phục
Đây vốn là lỗi gõ Telex mà ra với nghĩa lần lượt là pefect (hoàn hảo) và respect (bái phục). Nhưng gen Z lại thường dùng hai từ này để khen ngợi hoặc bày tỏ cảm xúc.
Ủa ???
Đây không phải là biến thể hay một dạng nói lái của từ nào. Từ “ủa” được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội và trong lời nói hằng ngày của giới trẻ hiện nay, đặc biệt là gen Z. Đây là một từ cảm thán nhằm biểu hiện cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ về một chuyện gì đó. Và nếu bạn thường xuyên cập nhật các trend sẽ thấy cụm từ “ủa em?” được xuất hiện khá nhiều các trang mạng xã hội.
Có thể thấy, mỗi thời lại có những điểm khác biệt và dấu ấn riêng, gen Z cũng vậy. Khi thế giới mạng càng ngày càng được đại đa số giới trẻ yêu thích, công nghệ phát triển và sự giao thoa của các nền văn hóa đã giúp cho gen Z có thể tự do sáng tạo và cho ra đời những thứ ngôn ngữ mạng mang tên “gen Z” để nhằm mục đích giải trí, giao tiếp qua mạng nhanh gọn và thể hiện được cá tính riêng của mình.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet