Không ít người vẫn hoài nghi về một tình bạn thân khác giới?! Thực tế, vẫn có những mối quan hệ bạn bè khác giới nhưng cực kỳ thân thiết. Tuy nhiên, khi thứ tình thân đó bị người trong cuộc thay đổi, nó sẽ xoay chiều theo hướng khác, nhiều người gọi đó là Friendzone.
1. Friendzone là gì?
Friendzone là một cụm từ tiếng anh khi dịch thô sẽ có nghĩa là khu vực bạn bè (friend là bạn và zone là khu vực/vùng), tức là hai người vốn là bạn bè của nhau, nhưng một trong hai người lại dành tình cảm cho đối phương, song tình cảm đó không hề được đáp lại.
Hiểu đơn giản, Friendzone chỉ về mối quan hệ khác giới, trong đó có một người đang dành tình cảm đặc biệt cho người kia một cách đơn phương và âm thầm. Còn người kia thì chỉ xem họ như một người bạn đơn thuần, không hơn không kém. Hoặc có thể người đó biết nhưng lại cố tình né tránh. Mối quan hệ đó không thể tiến xa hơn hai chữ “bạn bè”.
Một ví dụ rất đơn giản, nếu bạn đang thầm thích một người bạn khác giới của mình nhưng người đó chỉ xem bạn là bạn bè, em gái thì mối quan hệ giữa bạn và người đó chính là Friendzone.
Có thể nói, “Friendzone” (vùng bạn bè) lần đầu tiên xuất hiện là từ năm 1994 thông qua bộ phim truyền hình sitcom ăn khách của Mỹ “Friends”. Sau khi xuất hiện, cụm từ này nhanh chóng phổ biến trong giới trẻ. Sau này, Thái Lan cho ra mắt bộ phim Friendzone (chiếu tại Việt Nam phim đổi tên thành Yêu nhầm bạn thân) đã khiến cụm từ này một lần nữa hot trở lại.
2. Cách nhận biết bạn đang ở khu vực Friendzone
Friendzone với ý nghĩa là một người nuôi dưỡng cảm xúc lãng mạn đơn phương với người còn lại, nhưng tình cảm đó lại không được hồi đáp. Có thể họ không biết, hoặc cố tình không biết. Nếu như họ biết tình cảm của bạn nhưng vẫn cố ý tránh né để giữ mối quan hệ bạn bè, họ sẽ thể hiện một số hành động để “cảnh báo” cho bạn biết.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong một mối quan hệ Friendzone:
2.1 Không quan tâm đến ngoại hình khi gặp bạn
Thông thường, với những người có tình cảm với nhau, trước mỗi cuộc hẹn cả hai bên sẽ chuẩn bị chỉnh chu, tươm tất từ quần áo, giày dép, tóc… Tuy nhiên, nếu đối phương không thích bạn thì khi gặp họ sẽ xuất hiện với diện mạo bình thường, ăn mặc khá đơn giản, thậm chí xuề xòa, lôi thôi. Đây là một dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã dính “Friendzone” rồi.
2.2 Thái độ và tốc độ trả lời tin nhắn chậm
Khi có tình cảm với ai đó, chúng ta luôn muốn được trò chuyện nhiều hơn cùng họ, cuộc nói chuyện có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ với hàng tỉ thứ trên đời để kể cho họ nghe. Thế nhưng, nếu bạn nhắn tin mà người đó chỉ trả lời ngắn gọn và muốn kết thúc sớm cuộc trò chuyện, thì xác định bạn đang nằm trong vùng Friendzone rồi đấy.
2.3 Cử chỉ và hành động vô tư hồn nhiên
Nếu để ý bạn sẽ thấy, nói chuyện với người mình thích và nói chuyện với bạn bè bình thường là 2 thái cực vô cùng khác nhau. Bạn có thể nói chuyện cười đùa chọc phá với những người bạn bình thường, nhưng khi gặp người thương thì cách nói chuyện trở nên ấp úng, ngại ngùng.
Giờ thì hãy thử đặt mình vào vị trí của đối phương để xem thử bạn đang được xếp vào nhóm “bạn bè bình thường” hay là “người thương” nhé!
2.4 Kể cho bạn nghe về Crush
Dường như chẳng ai lại đi kể về crush của mình với người mình thích bao giờ cả. Nếu bạn đang hằng ngày phải nghe những câu chuyện như vậy thì đến 90% bạn đang nằm trong danh sách Friendzone của họ. 10% còn lại chính là họ đang muốn “khích tướng” để bạn đẩy nhanh tiến độ bày tỏ tình cảm của mình.
Đoán thử xem, nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, bạn sẽ thuộc nhóm 90% hay 10% nào?
2.5 Thường xuyên hủy hẹn một cách đột ngột
Bạn thường xuyên bị hủy cuộc hẹn, quên hẹn cũng là một dấu hiệu bạn nên quan tâm. Nếu hành đồng này diễn ra thường xuyên thì có thể bạn không nằm ở trong trái tim của người ấy.
3. Muốn thoát khỏi Friendzone phải làm sao?
Vùng ranh giới bạn bè có thể khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu, do đó, dường như ai ở trong tình cảnh này cũng đều muốn thoát ra. Thật ra, nếu bạn muốn thoát khỏi ranh giới Friendzone, bạn cần xác định bạn đang ở trạng thái nào, từ đó mới có thể thực hiện các hành động phù hợp tiếp theo.
3.1 Vùng Friendzone “chưa gọi tên” bạn
Nếu bạn chưa nằm trong danh sách Friendzone, hãy loại bỏ ngay suy nghĩ từ tình bạn tiến đến tình yêu nhé, bởi người ta có câu “tình bạn khó thành tình yêu” đấy.
Tốt nhất, bạn nên chủ động vào vai người theo đuổi của chàng trai/cô gái ấy, tạo ấn tượng tốt đẹp ngay từ lần gặp đầu tiên. Cố gắng theo đuổi vì “mưa dầm thấm lâu”, có thể người ấy sẽ phát hiện được tình cảm của bạn và mở lòng, cho bạn một cơ hội.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian theo đuổi nhưng tình cảm người ấy dành cho bạn vẫn không có sự tiến triển nào thì xác định bạn đã bước vào cánh cửa Friendzone.
3.2 Bạn đã nằm trong danh sách Friendzone
Với những người đã nằm trong vùng Friendzone, và người ấy cố tình không hiểu tình cảm của bạn, bạn có thể thử không trả lời tin nhắn hoặc thờ ơ với người ấy một thời gian… Trong thời gian này, nếu người ấy chủ động liên lạc với bạn chỉ để hỏi những điều vu vơ thì có thể bạn đã vượt qua vùng Friendzone rồi đấy.
Tuy nhiên, nếu bạn “biến mất” trên mọi mặt trận mà người ấy vẫn không quan tâm và tỏ thái độ gì thì tốt nhất bạn nên dừng lại, bởi có thể hai người thật sự không hợp để tiến xa hơn. Hãy tìm một người thực sự phù hợp với mình, bạn nhé!
4. Khi Friendzone quyết định tỏ tình sẽ có kết quả gì?
Tất cả chúng ta đều không thích nằm trong một mối quan hệ không rõ ràng và cũng chẳng muốn mãi mãi chỉ là bạn bè với “crush”. Vậy nên nếu bạn đã hạ quyết tâm thể hiện tình cảm của mình với đối phương thì bạn cũng có thể mạnh dạn bày tỏ.
Các trường hợp xảy ra sau đó có thể là:
- Trường hợp thứ 1: Nếu người ấy cũng có tình cảm với bạn, họ có khả năng sẽ thừa nhận luôn và hai bạn sẽ có một kết thúc đẹp cho tình bạn và sự mở đầu của một mối quan hệ mới.
- Trường hợp thứ 2: Nếu người ấy né tránh thì bạn chắc chắn sẽ nằm trong nhóm Friendzone. Không từ chối thẳng thừng thì bạn và người ấy vẫn là bạn bè, chỉ có điều thời gian đầu của cả hai có lẽ sẽ hơi gượng gạo.
- Trường hợp thứ 3: Nếu người ấy từ chối thẳng thì có thể ngay cả làm bạn cũng rất khó. Bởi bạn biết đấy, tỏ tình thất bại cả hai sẽ rơi vào trạng thái ngại ngùng, thậm chí là tránh mặt nhau. Dần dần khoảng cách của cả hai người sẽ trở nên xa cách và không thể nào trở lại giống như trước được nữa.
Đương nhiên, vẫn có nhiều trường hợp dù không thể trở thành người yêu nhưng vẫn có thể làm bạn bè tốt của nhau. Vì vậy, đừng nghĩ nhiều, nếu bạn thích một ai đó, hãy cứ mạnh dạn tỏ bày, vì ít nhất khi bạn nói ra được lời trong lòng cũng sẽ khiến bạn thoải mái hơn.
Như vậy, Friendzone chính là thuật ngữ dành cho những người đang ở trong mối quan hệ mà một người cố gắng theo đuổi, nhưng người kia không chấp nhận (không biết) và chỉ coi là bạn. Có khá nhiều cách nhận biết cũng như thoát khỏi vùng Friendzone mà bạn có thể thử. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có được một lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho mình.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet