Bạn có biết các từ như Bruh, Dark và Lmao có nghĩa là gì không? Tóm Tắt Chính tin rằng đa số mọi người khi mới thấy lần đầu sẽ cảm thấy hoang mang khó hiểu. Ngôn ngữ mạng thật sự đa dạng và biến hóa thần tốc chỉ cần chậm một bước là đã trở thành người “mù chữ”. Nhằm góp phần chống lại sự “tối cổ” này, hôm nay Tóm Tắt Chính sẽ giúp bạn tìm hiểu các từ Bruh, Dark, Lmao có nghĩa là gì nhé!
1.Bruh (Bủh)
1.1 Bruh là gì?
Dạo gần đây trên facebook và tiktok cứ liên tục đề cập đến từ Bủh, nghiền ngẫm mãi vẫn chẳng thể hiểu nổi nghĩa của nó là gì. Vậy cuối cùng thì Bủh là gì? Nó có phải là ngôn ngữ của người ngoài hành tinh hay teencode của thế hệ gen Z?
Thật ra Bủh hay Bruh là một từ tiếng lóng, khi bạn đọc thì nó sẽ phát ra âm thanh tương tự như từ bro (viết tắt của từ brother) nhưng giọng sẽ nặng hơn. Nói cách khác, Bruh là một biến thể của từ Bro, một thuật ngữ tiếng Anh nghĩa là “người anh em” hoặc là bạn tri kỷ, người mà bạn hay trò chuyện tâm sự. Theo nghĩa bóng được gen Z sử dụng thì Bruh mang hàm ý ám chỉ một điều gì đó chán nản.
1.2 Nguồn gốc của Bruh
Nguyên bản Bruh là meme trong tiếng Anh đang được cư dân mạng thế giới nhiệt tình sử dụng. Năm 2013 từ Bruh đã xuất hiện và bắt đầu trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Điều làm cụm từ “Bruh” trở nên nổi tiếng là nhờ sự xuất hiện của một meme được chế từ bức ảnh của cầu thủ bóng rổ NBA John Wall.
Cụ thể trong bức ảnh là hình ảnh NBA John Wall đang nhìn vô định, ngờ nghệch khi không thể tham gia thi đấu vì anh đang bị chấn thương và chỉ được phép ngồi ở hàng ghế dự để xem đồng đội thi đấu. Hình ảnh đó như một sự bất lực và chứa đầy thất vọng. Kèm theo tấm ảnh trên còn có thêm một từ “bruh” nên lại làm meme này càng ấn tượng.
Từ đó, Meme Bruh được sử dụng như một meme để thể hiện sự thất vọng của cư dân mạng. Ngoài Meme Bruh thì cư dân mạng còn sử dụng tách biệt từ Bruh để bình luận trong các nội dung trên mạng xã hội. Điều đó vô tình đã biến nó thành từ hot trend trên mạng xã hội.
Ngoài ra, từ Bruh còn được sử dụng rộng rãi hơn nữa khi một tài khoản mạng có tên CallHimBzar đăng một đoạn clip chế cảnh cựu ngôi sao bóng rổ trung học Tony Farmer gục khóc trước tòa khi bị kết án 3 năm tù vì tội hành hung, bắt cóc bạn gái. Và từ “bruh” được chèn vào đúng lúc ngôi sao bóng rổ này đang quỵ ngã nên càng khiến cư dân vô cùng thích thú vì độ thâm của clip.
Chính từ clip này, trend đăng clip chế chèn âm thanh Bruh gắn hashtag #BruhMovement đã lan rộng trên mạng internet. Âm thanh Bruh được chen vào những clip có nội dung khá ngờ nghệch như một hiệu ứng cho clip thêm thú vị. Khi về đến Việt Nam từ Bruh được cư dân mạng Việt sử dụng dưới diện mạo có lỗi chính cả khi đánh máy của chữ “u” và “r” bằng kiểu gõ tiếng Việt Telex là “Bủh” để bình luận vào những video có phần hơi “ngố”.
1.3 Cách dùng của Bruh
Bruh hay Bủh là cách bày tỏ cảm xúc chán nản và không thể tin một ai đó có thể làm một việc gì đó một cách hết sức ngớ ngẩn. Âm thanh Bủh cũng dùng để miêu tả một sự việc hơi “ngố” hoặc có phần ngu ngốc. Một số từ của Bruh như: Bruh vậy, quá bủh, bruh dễ sợ,..dùng để nhấn mạnh hơn về sự chán nản.
Chẳng hạn khi bạn thấy một đoạn video về một chú mèo bị mắc kẹt do “chơi dại” đút đầu vào cái lọ nhưng không chui ra được thì bạn có thể áp dụng từ này. Hay khi bạn thấy clip nấu ăn của một chàng trai miệng bảo: “Cho một ít nước mắm!” nhưng tay thì đổ gần nửa chai thì từ “bruh” sẽ được áp dụng ngay lập tức.
- Một số cách dùng khác của từ Bruh:
Ngoài biến thể là Bủh ra thì từ Bruh còn có các biến thể khác như “Bủh quá” hoặc “Bruh vậy”, “có cần Bủh vậy không”… Việc thêm phụ từ ở đây là để nhấn mạnh độ lầy lội hay độ ngờ nghệch trước một nội dung nào đó. Ngoài ra từ Bruh có thể được sử dụng như một tính từ kèm theo trong câu để nhấn mạnh sự bất ngờ đến khó tin.
Ví dụ, cụm từ “cuộc tình này bruh quá” được gen Z dùng để bình luận trước một chuyện tình “lãng xẹt” đáng chán. Hay chiếc váy này “Bruh” quá khi nhìn thấy một clip về chiếc váy “khác lạ” của chủ thớt.
- Từ Bruh còn có thể kết hợp cùng một số từ tiếng Anh khác như:
“Bruh girl”: Được dùng khi nói về các bạn nữ không có nét “nữ tính” như những bạn khác. Chẳng hạn như thay vì đa phần các cô gái đều có phần hơi mít ướt, nhõng nhẽo nhưng “bruh girl” thì không. “Bruh girl” như một từ để chỉ những cô gái có phần hơi “đàn ông” vì khá mạnh mẽ trong tích cách. Lưu ý là “Bruh girl” chỉ đơn giản là nói về cách tính của ai đó một cách hài hước không mang ý nghĩa phán xét.
“Bruh moment”: Cụm từ này ám chỉ cho khoảng thời gian có những cảm xúc tồn tại lẫn lộn như thất vọng, bất lực trước một cái gì đó làm bạn cảm thấy hết sức dại khờ và ngờ nghệch.
2. Dark (Dảk)
2.1 Dark là gì?
Dark hay là một từ tiếng Anh có nghĩa là đen tối. Do lỗi telex nên khi người Việt sử dụng thì từ Dark lại chuyển thành Dảk. Dark (còn gọi là Dark meme) là từ ám chỉ một trò đùa đen tối, thường sẽ liên quan đến t.ình d.ục hoặc b.ạo l.ực. Từ “Dark meme” được dùng phổ biến hơn khi xuất hiện nhiều ảnh chế nội dung là những tình huống không vui, khó ngờ nhưng lại mang tính trào phúng.
2.2 Nguồn gốc của Dark
Tương tự như Bruh, nguyên bản của Dark cũng là meme trong tiếng Anh đang được cư dân mạng thế giới nhiệt tình sử dụng. Trước khi xuất hiện các Dark Meme với hình ảnh trào phúng thì từ “Dark Meme” bản gốc được sử dụng để đùa cợt trên những mất mát, nỗi đau, những vấn đề to tát và có phần nghiêm trọng trong xã hội như giới tính, tôn giáo, dân tộc, …
Chính vì là một trò đùa quái đản nên Dark meme là một từ gây nhiều tranh cãi khi được cộng đồng mạng thế giới sử dụng. Còn tại Việt Nam, dark chỉ là một meme đầy hài hước mang tính giải trí mà thôi.
2.3 Cách dùng của Dark
Cách dùng từ này rất đơn giản, chỉ cần bạn thấy những hình ảnh hay hành động “ám muội” thì đều có thể dùng từ Dảk để bình luận. Chẳng hạn, người Việt hay để lại bình luận đại loại như: “Dảk thế!”, “Dảk quá tôi sợ quá!” thì có nghĩa là đen tối thế, nội dung này có vẻ không trong sáng. Ngoài ra, người ta thường dùng Dark Meme để khen những meme độc đáo, tạo được sức thu hút mạnh trong mắt người xem.
Hiện nay, các Dark meme đa phần đều có nội dung gây cười cho mọi người vì thế nó giúp cuộc sống của giới trẻ thêm phần thú vị hơn. Tuy nhiên vì Dark Meme được tạo ra từ những hình ảnh có phần đau thương nên khi chế Dark meme bạn cần phải lựa chọn những hình ảnh hợp lý, tránh phản cảm. Gợi ý cho bạn là bạn có thể dùng những hình ảnh đau thương nhẹ nhàng để làm Dark Meme. Ví dụ Dark meme hình ảnh cô gái bật khóc vì bài kiểm tra thiếu 0.5 nữa là được 10 điểm.
3. Lmao
3.1 Lmao là gì?
Lmao là từ được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội. Từ này có nghĩa đen là “cười tuột cả mông”. Theo nghĩa bóng, Lmao là từ miêu tả cách cười lớn, cười thoải mái. Tuy nhiên hiện tại, gen Z sử dụng từ này để chọc ghẹo, đùa giỡn với ý nghĩa châm biếm, mỉa mai nhiều hơn.
3.2 Nguồn gốc của Lmao
Nguồn gốc của Lmao là từ lóng trong tiếng Anh, cụ thể Lmao là viết tắt của từ “Laughing My Ass Off”. Cụm từ Lmao được người Mỹ rất ưa chuộng và họ thường dùng cụm từ này để bình luận một cái gì đó hài hước. Ví dụ:
Look, the bear is holding the dog’s tail. LMAO!.
Tạm dịch: Nhìn kìa con gấu đang cầm đuôi của con chó. LMAO!
I lmao when I heard her telling me about being chased by a dog.
Tạm dịch: Tôi cười rớt mông khi nghe cô ta kể về chuyện bản thân bị chó rượt
3.3 Cách dùng của Lmao
Nếu người Mỹ dùng từ này để biểu trưng cho cái gì đó rất buồn cười thì khi về Việt Nam nó lại có thêm một “Lmao bản Việt”. “ Lmao bản Việt” với nghĩa tương đương với các cách biểu đạt trong tiếng Việt khác như: cười té ghế, cười rụng răng, cười rụng rốn, cười vỡ bụng, cười lăn cười bò… nhưng theo cách cười mỉa mai nhiều hơn.
Ngoài ra để nhấn mạnh hơn cho nụ cười sảng khoái, bạn có thể thêm từ Rofl (viết tắt của từ Rolling On the Floor Laughing) trước Lmao thành “Roflmao”. Cuối cùng một biến thể khác của từ Lmao còn có một từ khác là Lol (viết tắt của “Laugh Out Loud”) được dùng để biểu cảm cho cách cười lớn khoái chí. Ví dụ khi bạn thấy clip một thanh niên đang nghịch dại với màn trêu chó để bị chó rượt thì từ Lmao hoặc Lol được dùng như một nụ cười khinh bỉ cho người trong clip.
Tóm lại, khi bạn thấy mọi người sử dụng rần rần từ này trên facebook hay tiktok thì đừng vội sử dụng nó nhé. Bạn cần sử dụng từ ngữ này đúng lúc đúng thời điểm và phải cân nhắc thật kỹ để tránh gây hiểu lầm nhé.
4. Có thể nào kết hợp Dảk Dảk Bủh Bủh Lmao được không?
Ở phần dịch nghĩa, nguồn gốc và cách dùng thì 3 từ Dark, Bruh và Lmao dường như không liên quan đến nhau. Vậy 3 từ này có thể kết hợp được không? Thật ra là có nhé! Bởi vì gen Z có thể nói là một thế hệ “đến từ sao hoả”, nên chuyện kết hợp các cụm từ “khác bọt”(khác biệt) thành một cụm từ “có nghĩa” là điều bình thường.
Chẳng hạn như gen Z có cụm từ “dảk dảk bủh bủh = LMAO”, nghĩa của cụm này trên chỉ đơn giản là biểu trưng cho sự thất vọng và bất lực trước một điều gì đó không thể tin được. Ngoài ra còn có cụm từ “Dảk dảk bủh bủh lmao” còn có thể được hiểu đơn giản là “Anh ấy làm gì đó khiến … cười thật to”
Trên đây Tóm Tắt Chính đã giải thích cho bạn các từ như Dark (Dảk), Bruh (Bủh) và Lmao có nghĩa là gì rồi nhé. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn “thông não” một phần nào đó về từ vựng của gen Z. Cuối cùng, mỗi ngày bạn hãy dành một ít thời gian truy cập Tóm Tắt Chính để cập nhật thông tin mới nhé!
Nguồn ảnh: internet