“Chân lý” là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống thực tiễn.
1. “Chân lý” là gì?
Theo phạm vi nghiên cứu về lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, “chân lý” được coi là định nghĩa dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan của cuộc sống. Sự phù hợp đó đã được kiểm chứng bởi những sự thật từ thực tiễn.
“Chân lý” là sản phẩm của quá trình mà con người nhận thức, chấp nhận thế giới. “Chân lý” chính là sự thật bất biến, hiển nhiên, không đổi của con người và tồn tại mãi theo thời gian.
Về bản chất, “chân lý” là kết quả được đúc kết ra từ nhận thức hiện thực khách quan của con người. Bởi vậy không có “chân lý” nào nằm ngoài khả năng nhận thức, hiểu biết của loài người, phải có con người tồn tại thì “chân lý” mới được hình thành và phát triển.
Nhận thức của con người luôn phát triển và mở rộng theo thời gian, có những điều mặc dù tất cả mọi người đều tin nhưng chúng vẫn không được coi là “chân lý” do không đúng với thực tế. Ví dụ như con người từng tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, tuy nhiên đó không được coi là “chân lý” mà chỉ là niềm tin của một nhóm người.
“Chân lý” được hình thành, phát triển phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Quá trình phát triển khách quan của sự vật
- Điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của nhận thức
- Hoạt động thực tiễn của loài người
2. Vai trò của chân lý cuộc sống với thực tiễn loài người
“Chân lý” là một trong những bài học được rút ra từ những hoạt động thực tiễn, từ sự quan sát, chọn lọc của con người. Những hoạt động thực tiễn đến từ những công việc đơn giản hàng ngày như lao động sản xuất, hay những hoạt động liên quan đến chính trị như đi bầu cử, hoạt động tình nguyện….
Trong quá trình hoạt động thực tiễn sẽ tạo ra các tiền đề làm thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống, bản thân con người cũng phát triển, thay đổi cả về nhận thức và hành động. Nhờ đó, con người có thể đi sâu vào việc nhận thức thế giới, khám phá những bí mật đang ẩn chứa, làm phong phú và sâu sắc hơn nguồn tri thức của mình.
Những hoạt động thực tế đó không chỉ rèn luyện cho con người các kỹ năng cơ bản cần thiết của cuộc sống mà chúng còn trở thành nguồn nguyên liệu cho tri thức, cho sự phát triển và hoàn thiện nhận thức của con người.
Như vậy, “chân lý” và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ không thể tách rời, trong khi “chân lý” phát triển nhờ thực tiễn thì thực tiễn cũng phải sử dụng đến những “chân lý” đúng đắn mà con người tìm ra qua thực tế. Nhờ vậy, con người thường xuyên cần vận dụng những “chân lý” đã có vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển cuộc sống, cải thiện chất lượng của đời sống mỗi người.
3. “Chân lý” có tính chất gì?
Mọi “chân lý” trong cuộc sống đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. Nếu không thỏa mãn được những yếu tố trên thì chúng chưa được công nhận là “chân lý”
3.1. Tính khách quan
“Chân lý” là tri thức được rút ra từ thực tế, từ những trải nghiệm và quan sát cuộc sống. Chúng phản ánh hiện thực khách quan chứ không phải bản thân chúng là sự thật khách quan.
“Chân lý” vốn không phụ thuộc vào thế giới của con người mà chúng chỉ xoay quanh những sự thật, thực tại khách quan, hiển nhiên, có sẵn. Con người có thể chưa tìm ra “chân lý” ở một thời điểm nào đó, nhưng không có nghĩa là chân lý đó không tồn tại.
Tính chất khách quan của “chân lý” muốn nói đến tính độc lập về nội dung mà “chân lý” đó phản ánh. Nội dung của tri thức đó cần xác thực, phù hợp với thực tế khách quan chứ không được mơ mộng, rời xa thực tế.
3.2. Tính tuyệt đối
Tính chất tuyệt đối của “chân lý” muốn nói đến sự phù hợp giữa nội dung mà “chân lý” đó phản ánh với hiện thực khách quan. Về nguyên lý, chúng ta có thể đạt được nhận thức đến “chân lý” tuyệt đối. Tuy nhiên, khả năng đó bị kìm hãm bởi những điều kiện lịch sử cụ thể qua từng thế hệ khác nhau, bởi những điều kiện sống riêng biệt.
3.3. Tính tương đối
Tính chất này muốn nói đến sự tương hợp nhưng không hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung mà tri thức phản ánh với hiện thực khách quan mà tri thức đó đang đề cập tới. Tức là “chân lý” đó mới chỉ phản ánh được phần nào một mặt, một khía cạnh nhất định của hiện thực.
“Chân lý” mang tính tương đối và “chân lý” tuyệt đối không bao giờ tách rời được khỏi nhau. Chúng bổ sung, phát triển và giúp các “chân lý” trở nên chính xác hơn. Việc nhận thức rõ mối quan hệ giữa tính chất tương đối và tuyệt đối của “chân lý” giúp khắc phục được những sai lầm trong nhận thức và hành động của mỗi người.
3.4. Tính cụ thể
Tính chất cụ thể của chân lý là một đặc tính được gắn liền giữa đối tượng nhất định với nội dung được phản ánh trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Nếu không được gắn với những điều kiện hay thời gian cụ thể thì những “chân lý” ấy không được coi là đúng với thực tế và không được chấp nhận là “chân lý”.
4. Một số ví dụ về chân lý trong thực tiễn
Để hiểu rõ “chân lý” là gì, dưới đây là một số ví dụ điển hình, dễ gặp để giúp bạn đọc hiểu kỹ hơn. Qua những ví dụ này, các bạn hãy thử tìm hiểu thêm về những tri thức phản ánh thực tế quanh mình xem chúng có phải là “chân lý” không nhé!
- Mặt trăng quanh quanh trái đất
- Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C
- Loài người có thể sống được 1 tuần nếu chỉ có nước mà không có đồ ăn
- Khủng long đã có mặt trước con người vài nghìn năm trước
- Mặt trời mọc ở đằng đông
Trên đây là những khái niệm và lý giải chi tiết về “chân lý”. Bởi là một khái niệm mang tính trừu tượng và tương đối, nên rất khó để hình dung ra nếu không áp dụng vào thực tế, nên hãy dành nhiều thời gian hơn để đọc bài viết của chúng tôi nhé!
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet