Khi theo dõi các sự kiện thể thao, chắc chắn bạn đã không ít lần nghe nhắc đến từ “doping”. Đây là một chất hoàn toàn bị cấm trong các cuộc thi đấu thể thao, và các vận động viên sử dụng doping thường phải đối mặt với những hình thức xử phạt rất nghiêm khắc. Vậy doping là gì và vì sao chất này lại bị cấm trong thể thao?
Chất Doping là gì?
Doping là thuật ngữ dùng để chỉ các chất kích thích được sử dụng phổ biến trong thể thao. Các chất này được phân loại thành ba nhóm chính: doping máu, doping cơ và doping thần kinh.
- Doping máu (tăng cường khả năng vận chuyển oxy qua hồng cầu), bao gồm các chất như Erythropoietin (EPO) và Darbepoetin (NESP).
- Doping cơ (tăng cường sức mạnh cơ bắp thông qua việc tăng sản xuất hormone).
- Doping thần kinh (kiểm soát hoạt động cơ và ngăn chặn tín hiệu phản hồi từ hệ thần kinh).
Chất Doping là gì? – Nguồn: Nowgoal
Những chất doping hay được sử dụng trong thể thao
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại chất doping được sử dụng trong thể thao, với mục đích cải thiện hiệu suất thi đấu. Các chất doping này có thể được phân loại thành các nhóm dựa trên tác dụng và cơ chế hoạt động của chúng. Dưới đây là một số nhóm chính:
- Chất kích thích: Các loại thuốc này có tác dụng tăng cường sự tỉnh táo, khả năng tập trung và sức bền. Bao gồm các chất như amphetamine, bromantane, aminoptin, amiphenazole, caffeine và các chất tương tự.
- Chất giảm đau gây nghiện: Những chất này giúp giảm cảm giác đau và mệt mỏi, đồng thời có thể tạo ra cảm giác hưng phấn. Bao gồm methadone, pethidine, morphine, buprenorphine, diamorphine (heroin) và các chất tương tự.
- Chất tăng đồng hóa: Những chất này giúp kích thích quá trình phát triển cơ bắp, tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ thể. Điển hình là clostebol, metandienone, nandrolone, stanozolol và các chất tương tự.
- Chất lợi tiểu: Các chất này giúp loại bỏ nước thừa trong cơ thể, giúp giảm trọng lượng và đôi khi được sử dụng để làm giảm khả năng phát hiện các chất doping khác. Một số chất lợi tiểu phổ biến là acetazolamide, chlorthalidone, bumetanide, axit etinic và các chất tương tự.
Những chất doping này, mặc dù ưu điểm có thể mang lại lợi thế trong quá trinhg thi đấu. Tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và vi phạm quy định của các tổ chức thể thao.
Những chất doping hay được sử dụng trong thể thao – Nguồn: Nowgoal mobi
Lý do khiến Doping bị cấm trong thể thao là gì?
Doping là các chất kích thích có tác dụng tăng cường hiệu suất thể chất, giúp cơ thể vượt qua cảm giác mệt mỏi và cải thiện khả năng vận động. Các chất này còn hỗ trợ tuần hoàn máu, cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Khi sử dụng Doping, cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn, nhanh nhẹn hơn và có thể chịu đựng được cường độ tập luyện hoặc thi đấu cao hơn bình thường.
Tuy nhiên, việc sử dụng Doping trong thi đấu thể thao dẫn đến sự mất công bằng giữa các vận động viên. Khi những người sử dụng chất kích thích có lợi thế không công bằng so với những người thi đấu tự nhiên.
Hơn nữa, việc lạm dụng Doping có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của vận động viên, ảnh hưởng lâu dài đến thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, Doping bị cấm trong tất cả các môn thể thao, bao gồm bóng đá. Nếu vận động viên vi phạm quy định này có thể phải đối mặt với các hình phạt nặng từ các liên đoàn thể thao.
Những tác hại bạn có thể gặp phải khi sử dụng Doping
Sử dụng Doping sẽ tác động trực tiếp đến các hormone trong cơ thể, đặc biệt là testosterone, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài, Doping có thể gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng.
- Sức mạnh cơ bắp suy giảm: Mặc dù Doping giúp tăng cường cơ bắp ban đầu, nhưng nếu dùng lâu dài, cơ bắp có thể yếu dần và các chi trở nên to một cách bất thường.
- Run tay chân: Các loại Doping thần kinh có thể gây ra mất ngủ, rối loạn thần kinh, dẫn đến tay chân run rẩy.
- Cảm giác mệt mỏi và khó chịu: Doping gây ra các vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi kéo dài, khó chịu trong cơ thể.
- Nguy cơ bệnh tật: Việc sử dụng Doping có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh tiểu đường, suy tim, suy thận và ung thư gan.
- Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác: Doping có thể gây tan máu, sốt, nổi mẩn, hen suyễn nặng hoặc nhiễm trùng gan.
- Nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ: Những biến chứng này có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Cách phát hiện VĐV có sử dụng Doping hay không?
Cách phát hiện VĐV có sử dụng Doping hay không?
Doping có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu của vận động viên. Với sự xuất hiện của nhiều chất kích thích khác nhau và các phương thức sử dụng ngày càng tinh vi, việc kiểm soát Doping trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng trong các cuộc thi thể thao, các phương pháp kiểm tra Doping cũng ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Các vận động viên có thành tích xuất sắc và có nghi ngờ sử dụng Doping thường sẽ được lựa chọn để thực hiện xét nghiệm máu.
Phương pháp kiểm tra Doping phổ biến nhất hiện nay là bảo quản mẫu Doping và thu thập mẫu máu của vận động viên. Sau khi các chất kích thích hòa tan vào máu, các phân tử thuốc có thể được phát hiện qua quá trình phân tích.
Mẫu máu được lưu trữ cẩn thận trong các phòng thí nghiệm để phục vụ cho việc kiểm tra Doping. Nếu có sự phát triển của các phương pháp mới để phát hiện Doping, các mẫu máu đã lưu trữ có thể được sử dụng lại để kiểm tra thêm.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin quan trọng giúp bạn hiểu rõ lý do vì sao Doping bị cấm trong thể thao, cùng với các chi tiết liên quan đến vấn đề này. Hy vọng thông qua bài viết, mọi người đã có thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề Doping trong thể thao.