PGS.TS Trịnh Vương Hồng Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông thật sự gần gũi, thân thiết trong tâm thức người Việt. Bởi Hoàng Sa, Trường Sa đã là một bộ phận, là “cương giới trên biển” của Việt Nam suốt từ thời tiền sử đến ngày nay;...
Danh mục: <span>Nghiên cứu</span>
Phụ nữ trí thức với xu hướng hội nhập ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
ĐẶNG THỊ VÂN CHI Từ cuối thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Những chính sách của Pháp về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong những năm đầu thế kỷ XX đã đưa đến những thay đổi lớn trong xã hội Việt Nam và đặt dân tộc Việt...
Giảng dạy hành động ngôn từ tiếng Việt cho người nước ngoài theo định hướng chức năng và góc độ giao tiếp liên văn hóa
Vũ Lan Hương[*] Tóm tắt: Trong những năm gần đây lý thuyết hành động ngôn từ được coi là một lý thuyết cơ bản của ngôn ngữ học chức năng và ngôn ngữ học ứng dụng. Giảng dạy hành động ngôn từ tiếng Việt cho người nước ngoài không chỉ dừng ở việc chuyển tải...
Một vài trung tâm quyền lực và văn hoá khác
Kính mời quý thầy cô và các bạn tải và đọc bài viết “Một vài trung tâm quyền lực và văn hoá khác” của tác giả Phan Huy Lê tại đây: Phan Huy Lê – Một vài Trung tâm Quyền lực và Văn hóa khác – Sách Di sản Văn hóa
Nghĩ về phương diện thế tục trong sáng tạo và cảm nhận thơ thiền
Lê Thị Thanh Tâm ĐHKHXH&NV ĐHQG TP HCM Chúng ta cùng bắt đầu từ ý tưởng này: tâm bất sinh và quan hệ của nó với cảm hứng sáng tạo trong thơ thiền. Tâm bất sinh là một thiền ngữ. Hệ thống thiền ngữ gắn liền với các bối cảnh tu tập điển hình, những...
Lối đi của tâm linh trong thơ Hoàng Cầm
Chỉ có “Trường thơ Loạn” và nhóm “Xuân thu nhã tập” trước năm 1945 là hai thi phái hiện đại duy nhất ở Việt Nam có những quan tâm thật sự về tâm linh trong thơ, tâm linh theo nghĩa là một thứ “linh khí” của sáng tạo. Tâm linh trong thơ ca của người...
Chữ duyên trong truyện Kiều
TS. Lê Thị Thanh Tâm ĐHKHXH-NV, ĐHQG HN Sinh thời, Nguyễn Du vốn có thâm tình với Phật giáo; dù ông vẫn được hình dung như một kẻ sĩ ưu thời mẫn thế, một nhà nho cốt cách tài tử. Việc Nguyễn Du thông hiểu Kinh Kim Cương, Kinh Hoa Nghiêm và câu chuyện về...
Quan hệ Hà Tiên – Thuận Hoá thời kì khai thiết đồng bằng miền Tây (từ đầu đến nửa sau thế kỉ XVIII)
Đặng Hoàng Giang (Bài đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (2010), số 6 (123), 72-76, Hà Nội.) Cuộc kinh dinh miền Tây Nam Bộ, dù chỉ kéo dài trong khoảng 50 năm thế kỉ XVIII, đã mở ra bước ngoặt lớn cho toàn bộ quá trình Nam tiến của người Việt....
Nguồn lực văn hoá với phát triển kinh tế ở làng Việt cổ Đường Lâm, Hà Nội
Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã chứng minh rằng, văn hoá không phải là sự phản ánh thụ động, là sản phẩm tự nhiên của kinh tế. Bản thân sự phát triển kinh tế cũng không phải chỉ do các nhân tố kinh tế đơn thuần tạo ra. Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng lại nằm trong văn hoá.
Dự báo thời tiết qua ca dao, tục ngữ của người Việt đồng bằng Bắc bộ
Lao động sản xuất ra của cải vật chất bao giờ cũng là một quá trình tương tác với điều kiện tự nhiên. Vì thế con người luôn luôn phải dựa vào tự nhiên để vừa tận dụng, khai thác những mặt thuận lợi đồng thời cũng phải tìm cách thích ứng, hài hoà với tự nhiên. Vi vậy việc khám phá để chinh phục và thích ứng với tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cư dân nông nghiệp. Khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, con người chỉ có thể quan sát thực tế để rút ra những quy luật nhằm thích ứng với tự nhiên và vận dụng nó vào đời sống hàng ngày. Chính vì thế ca dao, tục ngữ phản ánh về những hiện tượng khí hậu, thời tiết là một bộ phận quan trọng ra đời sớm nhất thể hiện những chiêm nghiệm và dự báo thời tiết của cha ông ta từ ngàn xưa để lại được lưu truyền trong kho tàng tri thức ca dao, tục ngữ của người Việt.