Bộ môn Khu vực học
Bộ môn được xây dựng và phát triển trên nền tảng nhận thức rõ vị trí, chức năng cũng như đặc thù của “so sánh đối chiếu” trong Việt Nam học và tiếng Việt. Việc thiết kế, xây dựng môn học, hướng nghiên cứu của bộ môn đều dựa trên cơ sở này.
Đội ngũ cán bộ
- TS Nguyễn Thị Thuận, Chủ nhiệm Bộ môn
- PGS.TS Trịnh Đức Hiển
- PGS.TS Nguyễn Thiện Nam
- PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt
- TS Nguyễn Thị Hồng Ngọc
- ThS Vũ Lan Hương
1. Chức năng, nhiệm vụ
1.1. Đào tạo bậc cử nhân
Các thành viên trong bộ môn tham gia giảng dạy trong cả 3 chuyên ngành:
- Việt Nam học & Tiếng Việt (cho người Việt Nam), chuyên ngành A
- Việt Nam học & Tiếng Việt (cho người nước ngoài), chuyên ngành B
- Tiếng Việt & Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài
Bộ môn phụ trách giảng dạy các môn :
- Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
- Lí luận dịch
- Các phương tiện liên kết và soạn thảo văn bản tiếng Việt
- Đại cương văn hoá Việt Nam
- Phương pháp dạy tiếng, phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
- Tiếng Việt chuyên ngành ngôn ngữ – văn học
1.2. Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Song song với nhiệm vụ đào tạo cử nhân, các thành viên của bộ môn còn tham gia và có trình độ chuyên môn cao trong việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đặc biệt do đặc thù của một bộ môn chuyên về so sánh đối chiếu nên các hướng nghiên cứu,các kết quả nghiên cứu được vận dụng hiệu quả vào việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Ngược ;lại, những vần đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình giảng dạy tiếng Việt là những gợi ý thiết thực cho những đê tài nghiên cứu của bộ môn.
2. Hướng xây dựng và phát triển
Bộ môn được xây dựng và phát triển trên nền tảng nhận thức rõ vị trí, chức năng cũng như đặc thù của “so sánh đối chiếu” trong Việt Nam học và tiếng Việt. Việc thiết kế, xây dựng môn học, hướng nghiên cứu của bộ môn đều dựa trên cơ sở này. Đặc biệt, mỗi môn học đều phải được xây dựng theo 2 hướng, phù hợp với 2 nhóm đối tượng. Nhóm 1 bao gồm các sinh viên theo học chuyên ngành 1, nhóm 2 bao gồm các sinh viên theo học chuyên ngành 2 hoặc 3.
Cho nhóm 1, mục tiêu của các môn học là cung cấp cho người học kiến thức đại cương, trang bị những kĩ năng cơ sở để có thể so sánh đối chiếu (về ngôn ngữ, văn hoá,…), để giúp nhận thức, phát hiện những đặc trưng Việt trong tương quan với cái chung, cái ngoài Việt cũng như những khác biệt mang tính vùng miền, tính thời đại trong bản thân đất nước, con người Việt Nam.
Cho nhóm 2, mục tiêu của các môn học là cung cấp cho người học kiến thức về những đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ, văn hoá, xã hội Việt trên cơ sở phân tích, so sánh đối chiếu. Do người học ở nhóm 2 là người nước ngoài nên các bài giảng phải được xây dựng sinh động, cứ liệu cụ thể giúp họ không chỉ tiếp nhận mà còn có thể tự những nét khác biệt Do chức năng nhiệm vụ đặc thù của bộ môn, xây dựng các giáo trình, bài giảng phục vụ nhóm 2 là nhiệm vụ trọng tâm.
3. Chương trình triển khai và thực hiện các mục tiêu
Để thực hiện các mục tiêu 2.1 và 2.2. bộ môn sẽ:
- Thường xuyên cập nhật, đổi mới nội dung giáo trình bài giảng trên cơ sở những nghiên cứu đối chiếu liên ngôn ngữ, liên văn hoá cũng như trong ngôn ngữ văn hoá Việt.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu, các công trình điều tra, đối chiếu ngôn ngữ, văn hoá, dịch thuật, phục vụ tốt việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đề xuất những đề tài cụ thể, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thực hiện nhằm xây dựng kĩ năng phát hiện, mô tả và lí giải vấn đề.
- Cập nhật, phổ biến, ứng dụng các phương pháp dạy tiếng nói chung, dạy tiếng Việt nói riêng.
- Tăng cường trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu với các khoa, bộ môn trong và ngoài trường.